Xin chờ...

04/04/2013 | 10:12 GMT+7


Làm việc tại Kiên Giang, Bạc Liêu Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang yêu cầu
  • Theo báo cáo của UBND tỉnh Bạc Liêu, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 257.094ha, trong đó có 77.679ha đất lúa, đất nuôi trồng thủy sản 115.139ha, đất lâm nghiệp 4.743ha, đất làm muối trên 2.500ha, bờ biển dài 56km, ngư trường rộng lớn 40.000km2; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,57% trong giai đoạn 2006-2010; thu nhập bình đầu người 29,7 triệu đồng năm 2012; cơ cấu kinh tế Nông - Lâm - ngư nghiệp chiếm 51,39%... Đối với công tác quản lý tài nguyên và môi trường, tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) đối với cấp tỉnh, huyện, xã; cấp được 332.897 giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) với tổng diện tích 233.616 ha, đạt 97,1% diện tích đủ điều kiện cấp; đã thực hiện hoàn thành công tác đo vẽ bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 4/7 huyện, thành phố với tổng diện tích 175.375,3ha; xử lý triệt để 3/5 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; triển khai thực hiện 18 dự án ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2012-2020 với tổng mức vốn đầu tư trên 4.000 tỉ đồng; tổ chức triển khai lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai được 21.700 lượt người với 2.900 ý kiến đóng góp tập trung vào các vấn đề như: Quyền sở hữu đất, quyền sử dụng đất; thời hạn, hạn mức sử dụng đất; bồi thường khi thu hồi đất; giải quyết khiếu nại, tố cáo… Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Lê Minh Chiến cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình quản lý tài nguyên môi trường, tỉnh cũng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Lực lượng cán bộ, công chức làm công tác tài nguyên môi trường còn ít, công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015, tỉnh Bạc Liêu triển khai chậm hơn gần 3 năm so với kỳ quy hoạch, kế hoạch, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất và xúc tiến, mời gọi đầu tư để phát triển kinh tế xã hội; một bộ phận dân cư và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ chưa có ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số nơi vẫn diễn ra; việc xử lý sau thanh tra còn chậm, tỉ lệ thu hồi tiền, tài sản vi phạm còn thấp; một số dự án liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường chưa triển khai thực hiện được hoặc có triển khai nhưng chậm do thiếu vốn…

    Từ những khó khăn trên, tỉnh Bạc Liêu kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tổ chức sơ kết, đánh giá, xác định lại cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường cho phù hợp, thống nhất áp dụng cho cả nước; làm việc với Bộ Nội vụ tăng biên chế cho tỉnh Bạc Liêu để bố trí cho Sở Tài nguyên và Môi trường, nhất là cho lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về tài nguyên và môi trường, công tác pháp chế, quản lý đất đai, bảo vệ môi trường; sớm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 để làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ kinh phí cho tỉnh hoàn thành dự án đo vẽ bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ...

     

    Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Kiên Giang


    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang  đánh giá rất cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND, HĐND đối với công tác quản lý tài nguyên và môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng yêu cầu tỉnh Bạc Liêu chủ động hoàn thành việc quản lý tài nguyên và môi trường, hoàn thành cơ bản (trên 85%) cấp giấy CNQSDĐ cho tổ chức, cá nhân; sử dụng hiệu quả quản lý đất đai theo hệ thống đo đạc bản đồ, cơ sở dữ liệu; đảm bảo chi 1% cho sự nghiệp môi trường; phối hợp với nhà đầu tư tiếp tục bồi thường, giải tỏa 1.400ha đất làm dự án, không để quy hoạch treo, bỏ đất trống; quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn vì những lý do lượng nước sông Mê kông giảm sút, sụt lún đất do khai thác nước ngầm, các hoạt động con người, lượng mua ít; việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cấp ủy cần quan tâm; khẩn trương gửi bảo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp sửa đổi Luật Đất đai; cần quan tâm xử lý nguồn nước thải y tế; đẩy mạnh công tác tuyên truyền thích ứng với biến đổi khí hậu...

    Đối với những kiến nghị của tỉnh Bạc Liêu, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết: "Chính phủ sẽ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới, còn thời hạn sử dụng đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày gần hết thời hạn, thì Bộ cũng đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước để người dân tiếp tục được công chứng, vay vốn ngân hàng; đối với nguồn lực hỗ trợ cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay đang gặp khó khăn về nguồn vốn, nên tỉnh nên xem xét chọn các hình thức đầu tư dự án cho phù hợp; việc hỗ trợ tỉnh đo đạc bản đồ, địa chính trong năm 2012 đã có rồi, năm 2013 đang trình Chính phủ, nếu có thì tiếp tục hỗ trợ; trồng rừng ngập mặn là chiến lược lâu dài, Bộ đồng tình và sẽ hỗ trợ tỉnh đi theo hướng này….

    Trước đó, vào ngày 2/4/2013, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang, Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang dẫn đầu đã được nghe báo cáo những kết quả nổi bật trong lĩnh vực quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân… đồng thời, những kiến nghị của tỉnh Kiên Giang đối với Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; hỗ trợ kinh phí cho tỉnh hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân; đầu tư cho tỉnh 01 trạm quan trắc động thái nước dưới đất tại vùng U Minh Thượng; hướng dẫn cơ chế huy động nguồn vốn triển khai các dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi, giao thông, quy hoạch đô thị thuộc dự án nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến khu vực ĐBSCL và đề xuất các giải pháp thích ứng trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ triển khai thực hiện Dự án "tăng cường năng lực về cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và kinh phí hoạt động cho các cơ quan, đơn vị làm công tác bảo vệ môi trường tại đảo Phú Quốc"; quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cống đê biển để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt sản xuất trong mùa khô…

    Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ghi nhận những kiến nghị của tỉnh Kiên Giang, đồng thời đề nghị tập trung triển khai kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) và định hướng đến năm 2020; quản lý chặt chẽ tài nguyên khoáng sản; phấn đấu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vượt kế hoạch đề ra; tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường năng lực cho cán bộ cấp huyện, xã...

    Bài &ảnh: Lê Hùng


Các bài đã đăng