Xin chờ...

03/09/2013 | 11:57 GMT+7


Khuyến công: Giải pháp cơ bản CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn
  •  

    Đẩy mạnh phát triển công nghiệp (CN) khu vực nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển CN, bền vững. Đây được coi là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.


    Công nghiệp chăn nuôi phát triển


    Cục Công nghiệp địa phương (CNĐP) (Bộ CN) cho biết, đến nay đã có 61/64 tỉnh, thành phố thực hiện hoạt động khuyến công với nhiều hình thức thu hút vốn. Tổng kinh phí dành cho hoạt động này trong năm 2006 đạt gần 49,1 tỷ đồng, tăng 34,7% so với năm trước. 

    Hoạt động khuyến công thời gian qua không những làm tăng giá trị sản xuất CN tại các địa phương, thúc đẩy phát triển CN ngoài quốc doanh mà còn tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Tại những tỉnh đã triển khai khuyến công, giá trị sản xuất của khối CN dân doanh tăng 27,4%, cao hơn so với mức bình quân cả nước là 24,8%; đồng thời lồng ghép được nguồn lực của nhiều tổ chức chính trị-xã hội, tham gia vào phát triển CNNT. 

    Việc đào tạo nghề tại một số nơi đã chuyển dần sang tập trung cho địa bàn có nhu cầu cấp thiết, gắn với DN hạt nhân với phương châm đào tạo cho một người để truyền nghề cho nhiều người. Số lao động có việc làm cao nhất là từ đề án đào tạo nghề đơn giản như dệt chiếu, sản xuất sản phẩm từ xơ dừa, bẹ chuối, mây tre đan... Thông qua kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, với mức hỗ trợ lớn đã giúp nhiều địa phương xây dựng được mô hình có mức đầu tư cao. Nhiều địa phương còn tổ chức hỗ trợ DN tham gia hội chợ triển lãm, đăng ký thương hiệu, mẫu mã sản phẩm... 

    Theo Phó cục trưởng Cục CNĐP Nguyễn Đình Hoàng Long, nguồn kinh phí khuyến công còn rất hạn chế so với nhu cầu. Cơ chế chính sách quản lý và sử dụng kinh phí còn nhiều bất cập, nên hoạt động đào tạo nghề ở vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn. Đến nay vẫn còn địa phương phân bổ trực tiếp kinh phí cho huyện, thị, chưa phê duyệt Chương trình khuyến công giai đoạn 2006-2010. Một số sở CN chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tại địa phương để tháo gỡ khó khăn cho đơn vị thực hiện đề án. Năng lực của đội ngũ cán bộ, nhất là năng lực tư vấn hướng dẫn xây dựng, lựa chọn, tổ chức và quản lý thực hiện đề án còn nhiều hạn chế. Đây là lý do chính dẫn đến tỷ lệ thực hiện kế hoạch khuyến công địa phương thấp. Số đề án quốc gia sau khi giao kế hoạch phải điều chỉnh chiếm hơn 30%.

    Chưa kể, nhiều Sở CN, Trung tâm Khuyến công chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo quý, năm về hoạt động, tiến độ các đề án tại địa bàn, ông Long thừa nhận, sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Cục CNĐP chưa sát sao, thiếu sự phối hợp giữa Cục với địa phương. Do đó, sử dụng kinh phí khuyến công còn dàn trải, chưa tập trung vào thực hiện các mục tiêu, định hướng theo chương trình quốc gia...

    Để quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế-lao động theo hướng tăng tỷ trọng CN, năm 2007, hoạt động khuyến công tập trung ưu tiên vào 3 lĩnh vực chính là cơ khí - hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn, phát triển sản phẩm TTCN và ngành chế biến nông-lâm sản-thực phẩm. Tới đây, Cục sẽ chủ động xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài để hỗ trợ phát triển CN địa phương. 

    Ngoài việc rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới văn bản liên quan đến khuyến công, Bộ CN sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến công nhằm thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Bộ cùng các địa phương xây dựng đề án thành lập 4 trung tâm tại vùng miền núi Trung du Bắc bộ, miền Trung và Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long để thực hiện đề án khuyến công quốc gia điểm. 

    Theo Hà Nội mới


Các bài đã đăng