Xin chờ...

16/04/2013 | 01:40 GMT+7


Ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo an ninh lương thực
  •  Ở Bang Tamil Nadu, phía Nam Ấn Độ, nhiều nông dân vẫn cấy lúa bằng tay – một phương pháp truyền thống và phổ biến ở đây. Tuy nhiên bên cạnh những thửa ruộng được cấy bằng tay, một số nông dân lại tiến hành cấy lúa theo một phương pháp hiện đại hơn, đó là cấy lúa bằng máy. 

    Sử dụng máy để cấy lúa giúp nông dân Ấn Độ tăng hiệu quả kinh tế

     


    Đây là một giải pháp nằm trong gói giải pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất lúa, có tên gọi là Tegra, đang được một doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển tại Ấn Độ.

    Đánh giá về hiệu quả của phương pháp cấy lúa bằng máy, ông David Hosking, Giám đốc mô hình TegraCông ty Syngenta cho biết: “Khác biệt đầu tiên và quan trọng nhất của Tegra so với phương pháp canh tác lúa truyền thống là chúng tôi sản xuất ra mạ có chất lượng cao hơn rất nhiều so với mạ do người nông dân sản xuất. Việc cấy bằng máy cũng sẽ giúp mật độ mạ trên ruộng đều hơn, mạ bám rễ tốt; đồng thời tiết kiệm được nhân công. Với phương pháp của chúng tôi thì năng suất lúa bình quân sẽ tăng khoảng 1 – 1,5 tấn/ha.

    Tại một hội thảo về an ninh lương thực vừa được tổ chức ở Ấn Độ, các đại biểu đều thống nhất cho rằng, tương lai của nông nghiệp thế giới sẽ phụ thuộc vào việc trao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tay người nông dân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nông nghiệp quốc tế, do trình độ của đa phần nông dân Việt Nam còn hạn chế nên họ cần được trợ giúp.

    Các chuyên gia nông nghiệp quốc tế nhấn mạnh ứng dụng KHKT để bảo đảm an ninh lương thực

     

     

    Ông Tan Siang Hee, Giám đốc điều hành Hiệp hội Crop Life Châu Á nói: “Chính phủ Việt Nam đã có nhiều phương pháp chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, thông qua Bộ NN và PTNT, các cơ quan của Bộ như Cục Bảo vệ thực vật và hệ thống khuyến nông. Tuy nhiên, tôi cho rằng, để chuyển giao tốt hơn nữa, chính phủ cần tổng hợp được sự hợp tác của các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như phát huy vai trò của cáchợp tác xã trong việc chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

    Khoa học công nghệ, dù sao vẫn chỉ là phương tiện, và để áp dụng thì người nông dân phải biết cách sử dụng công nghệ đó. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động của hệ thống khuyến nông.

    Ông Andrew McConville, Giám đốc đối ngoại Cty Syngenta khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận định: “Hệ thống khuyến nông ở Việt Nam có lợi thế là có thể tiếp cận được số lượng lớn người nông dân. Tuy nhiên, chính phủ có thể làm tốt hơn, tất nhiên, đây là quyết định của chính phủ là kêu gọi sự hợp tác của các thành phần khác cùng tham gia vào việc chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân.

    Cũng theo các chuyên gia quốc tế thì bên cạnh nỗ lực của chính phủ, việc tổng hợp và điều phối nguồn lực từ các thành phần khác như các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu hay các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp là rất cần thiết trong quá trình chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Điều này thì chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện.

                                                                                                                     Thực hiện: Văn Trung(vtc16.vn)


Các bài đã đăng